Văn hóa Trung Hoa không phải nền văn hóa duy nhất sùng kính “ngọc trời”
Câu chuyện được kể bởi Sarah Mayes
Người Trung Hoa xây dựng 5 000 năm truyền thống quanh ngọc bích, nhưng đã không phải là nền văn minh duy nhất sùng kính quý thạch. Nửa vòng trái đất, các nền văn hóa sơ khai của Trung Mỹ đã giữ được niềm tin tương tự đầy ấn tượng về tính đa dạng của ngọc bích của chính họ, được biết đến như jadeite.
Giống như người Trung Hoa, các dân tộc như Olmecs, Maya và Aztecs tất cả đều đánh giá ngọc bích jadeite trên mọi thứ, kể cả vàng và bạc. Cả họ cũng nghĩ rằng ngọc bích là “ngọc trời” ("the stone of heaven.")
Họ tin rằng ngọc bích có các tính chất chữa bệnh, và tôn vinh các lãnh tụ đã đã chết của mình bằng mặt nạ và đồ trang sức bằng ngọc bích.
Cả người Aztec lẫn Maya đều ưa chuộng ngọc bích jadeite xanh lục nhạt, còn các giới thân hào Aztec đeo đá xanh lục nhạt quanh eo ếch để tránh bệnh thận. Khi người Tây-Ban-Nha đi chinh phục Trung và Nam Mỹ chạm trán với người Aztecs thì họ cũng du nhập tập tục này, và gọi thứ đá này là piedra de ijada, hoặc “đá của bộ phận sinh dục” ("stones of the loins.") Ijada là nguồn gốc của từ Anh và Pháp ngữ hiện đại "jade".
Không giống như người Aztec và Maya, những người Trung Mỹ đầu tiên — những người của Thời kỳ tạo hình, kể cả người Olmec — đã ưa chuộng một loại ngọc bích jadeite mầu xanh dương và mờ đục và dùng nó để khắc chạm các bức tượng nhỏ uy nghiêm, hạt chuỗi và các loại rìu được dùng như vũ khí hoặc đồ trang trí. Nhưng trong khi cả ba nền văn hóa đều tạo ra các đồ đạc từ ngọc bích thì cho mãi gần đây nguồn gốc của ngọc bích Trung Mỹ vẫn còn mù mờ.
Thế rồi, vào năm 1998, Hurricane Mitch băng sâu qua Guatemala, phát hiện một dải rộng 100 km trữ lượng ngọc bích — đi dọc sườn bắc và nam của rặng núi đứt đoạn Motagua, nằm ở cao nguyên phía đông của xứ sở. Các loại ngọc bích thay đổi mầu sắc từ xám nhạt đến trắng xanh nhạt ở phía bắc và cho đến xanh lục đậm ở phía nam.
George Harlow, quản thủ khoáng vật và quý thạch tại Viện bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ đã định niên lịch các quý thạch và phát hiện ra những khác biệt gây kinh ngạc ở tuổi tác các loại ngọc bích ở mỗi bên sườn của rặng núi đứt đoạn này.
"Ngọc bích phát nguyên từ sườn phía bắc được tìm thấy có niên lịch vào khoảng 65 đến 75 triệu năm,” Harlow nói. “Một số ngọc bích ở sườn phía nam lại có tuổi thọ khoảng 125 triệu năm.”
Harlow hy vọng sự khác biệt về tuổi thọ này giúp xác định được nguồn gốc của ngọc bích được sử dụng để làm các tác vật tại Trung Mỹ. Tuy nhiên ông ta nói rằng sự khác biệt giữa ngọc bích ở sườn bắc và sườn nam thật là tinh tế.
"Chẳng phải nhờ một điều gì đó mà quý vị có thể nhận biết được bằng kính lúp đâu,”ông ta nói.
Bù lại, Harlow đã lập ra điều mà ông ta gọi là “một phương pháp quang học điện tử” để xác định được nguồn gốc ngọc bích của các tác vật. Ông ta miễn cưỡng khi vượt quá sự mô tả này, như những chi tiết về phương pháp đã được xuất bản.
Mặc dù vậy Harlow nói rằng cách tiến hành của ông là “không lấn lướt”, ông gặp rắc rối khi yêu cầu các quản thủ khác cho ông tiếp cận với các tác vật của họ.
"Điều mà tôi cần bây giờ là để cho ai đó chơi bóng," ông nói.
Nghe nói Harlow đã kiểm nghiệm các tác vật từ Mexico, Guatemala và Costa Rica, và nhận ra chúng là các mẫu vật phát nguyên từ sườn phía đông của rặng Motagua.
"Mọi thứ đều nhất quán với ngọc bích (Trung Mỹ) có nguồn gốc từ Guatemala," ông nói. "Chúng tôi chỉ không có dữ liệu để chứng minh điều đó là thôi."
Nguồn: Fred Ward