Ngọc bích, ngọc thiên nhiên  
Giỏ hàng: 0 Sản phẩm
ngọc bích, ngọc thiên nhiên Trang chủ ngọc bích, ngọc thiên nhiên Giới thiệu ngọc bích, ngọc thiên nhiên Tạo tài khoản ngọc bích, ngọc thiên nhiên Đăng nhập ngọc bích, ngọc thiên nhiên Liên hệ ngọc bích, ngọc thiên nhiên Thư giãn
Danh mục sản phẩm
Sản phẩm mới
Dây chuyền vàng hạt Ngọc Bích Nephrite
Ngọc bích
ngọc bích, ngọc thiên nhiên
Tin tức - Sự kiện
Ngọc bích
ngọc bích, ngọc thiên nhiên
Thông tin thêm
ngọc bích
ngọc bích, ngọc thiên nhiên
Phong cách mới
Ngọc thiên nhiên
ngọc bích, ngọc thiên nhiên
Thư giãn 
Ngọc thiên nhiên
ngọc bích, ngọc thiên nhiên
THÔNG TIN MỚI  
GIẤC MƠ CỦA MỘT NHÀ SƯ THÀNH HIỆN THỰC
Đối với Thầy Phra Viriyang Sirintharo, Sư trụ trì chùa Wat Dhammamongkol, chặng đường hướng đến sự khai sáng bắt đầu từ hơn 60 năm trước đây tại một ngôi làng miền đông-bắc Nakhorn Rachasima khi còn là một cậu bé 13 tuổi, cậu đã chứng kiến một biến cố kỳ diệu làm thay đổi cuộc đời mình mãi mãi.
 
Ngày hôm ấy cũng giống như bao nhiêu ngày khác, đầy ngập công việc nặng nhọc và việc nội trợ vặt vãnh khởi đầu từ buổi bình minh bằng việc thu hoạch dưa hấu ngoài đồng. Sau khi chở chúng ra chợ, chàng trai trẻ sẽ còn phải đợi bán hết dưa đã. Như thường lệ, cậu sẽ chẳng quay về nhà sau khi màn đêm buông xuống, nhưng công việc ngày hôm ấy vẫn chưa xong. Nước trong vại đã cạn. Con suối gần nhất cách nhà 500 mét và cậu sẽ phải đi nhiều chuyến, khi quay về nhà với đôi xô nước đầy, trước khi vại nước được đổ đầy.

Mặc dù rất mệt và chuẩn bị đi ngủ, Viriyang chỉ được phép nghỉ giải lao một chút để ăn tối trước khi lại được cử ra ngoài, lần này là để đổ đầy thùng lúa vốn cũng đã cạn hết. Những ngày ấy các nhà máy xay lúa chưa được biết đến ở các vùng nông thôn nên mỗi gia đình phải tự xay thóc lấy. Công việc này được làm bằng cách giã thóc trong một cái cối gỗ to đùng với một cái chày, một dụng cụ khá nguyên thủy được vận hành bằng cách giậm lên một chiếc đòn bẩy bằng gỗ.

Tối hôm ấy Viriyang đứng vào vị trí của mình để bắt đầu công việc giã gạo theo nhịp điệu đều đặn. Cậu làm việc càng lúc càng hăng, dần dần trở nên sao nhãng về trạng thái kiệt sức của mình và hoàn toàn không ý thức rằng trời đã về khuya. Thế rồi, bất ngờ mọi thứ tối sầm và cậu ngã sập xuống.

Cậu bất tỉnh khoảng một giờ đồng hồ, nhưng cuối cùng khi tỉnh lại cậu rất choáng khi nhận ra rằng mình không thể cử động được tí nào cả. Cậu đã hoàn toàn bị liệt.

Một tháng trôi qua, Viriyang nằm chịu đựng trong khi bố mẹ cậu hoài công đôn đáo tìm người có khả năng phục hồi sức khỏe của cậu. Trong thâm tâm, chàng trai trẻ phát nguyện dành cuộc đời còn lại của mình cho Phật pháp nếu như cậu được chữa khỏi hoàn toàn chứng tê liệt.

Bảy ngày sau một người lạ xuất hiện trong làng; một nhà tu khổ hạnh mặc áo choàng trắng đi thẳng đến nhà Viriyang và bảo với bố cậu rằng ông ta đến để chữa bệnh cho cậu. Người đàn ông thì thầm bên tai cậu bé, nói rằng ông đã nghe thấy lời phát nguyện thầm kín của cậu về lòng hiến dâng mãi mãi và rồi, sau khi yêu cầu cậu nhắc lớn lại lời phát nguyện, ông ta tiến hành đem trả lại sức khỏe cho cậu.

Sáng hôm sau, nhà tu khổ hạnh quay lại và lại yêu cầu cậu nhắc lại lời phát nguyện một lần nữa, sau đó chỉ thị cho cậu đến gặp ông tại ngôi chùa làng xế chiều hôm đó. Đến nơi theo giờ hẹn, Viriyang nhận ra người lạ mặt đứng chờ dưới một gốc me. Sau khi yêu cầu cậu nhắc lại lời phát nguyện, ông ta dắt cậu đến một khu đất có cây cối mọc bên kia ngôi chùa, ở đó cậu thấy một con trâu. Rồi hoàn toàn ngoài dự kiến, nhà tu khổ hạnh rút một con dao từ trong túi xách ra, bằng một nhát nhanh gọn, cắt lìa chiếc đuôi con trâu. Và rồi trong lúc tụng kinh, ông nối chiếc đuôi lại như cũ, và dường như không làm cho con vật đau đớn tí nào.

Người lạ mặt tiếp tục dạy Viriyang một bài kinh và buộc cậu hứa tụng lại kinh này hàng ngày trong mười năm sau đó. Tất nhiên chàng trai chấp thuận làm theo điều dạy và rồi với lời hứa này, người lạ mặt bí ẩn quay bỏ đi và không bao giờ được gặp lại. Chính cuộc gặp mặt đầy xúc động này đã đặt Phra Viriyang vào con đường khai sáng. Ở tuổi 15, cậu được truyền giới làm sãi trong cùng ngôi chùa địa phương rồi trở thành sư ở tuổi 20.

Chùa Wat Dhammamongkol




Năm 1963, sau hơn hai mươi năm sống như một nhà sư trong rừng, Thầy Phra Viriyang bắt đầu cảm thấy rằng tu tập Phật pháp của mình chỉ có ích cho chính bản thân mình mà thôi. Một điều gì đó thôi thúc Thầy chia sẻ những gì Thầy học được và giúp đỡ người khác có nhu cầu học hỏi lớn hơn bản thân Thầy. Thật ra Thầy có một ước mơ thúc đẩy mình rời khỏi nơi ẩn dật chốn rừng núi để thực hiện một cuộc hành trình đến Bangkok

Khi đến được thủ đô, Thầy định cư trong một túp lều bằng rạ trên một khu đất phẳng, lầy lội dọc theo đường Sukhumvit, trong hẻm 101, nơi mà láng giềng duy nhất của Thầy là bầy rắn. Theo truyền thống, đền chùa được  xây gần nước vì Phật tử tin rằng các vị chân tu phải luôn được thụ phong trên sông nước hoặc gần nước. Thầy Phra Viriyang đã chọn khu đất bằng sàn gỗ trên nước này để thực hiện ước mơ và, với lòng kiên trì vững chắc, Thầy bắt đầu gây quỹ để xây một ngôi chùa. Giấc mơ này hẳn nhiên ở vào thời kỳ trước cuộc bùng nổ kinh tế của Thái Lan nên Thầy chỉ có thể kỳ vọng nhận được tiền cúng dường 10 hay 20 baht từ các tín hữu thành tâm, thế nhưng dần dần rồi ngôi chùa cũng đã bắt đầu hình thành.

Vào ngày 4 tháng 3 năm 1979, tờ thời báo Dân Tộc chạy một tấm ảnh của thủ tướng Kriangsak Chomanan bàn giao cho Thầy Phra Viriyang một ''bảo tháp'' tại phi trường Don Muang. Chiếc ''bảo tháp'' này đựng 5 xá lợi Phật và những búi tóc của Đấng Thế Tôn, một tặng vật do Đức Tăng Thống của Bangladesh tặng cho chùa Wat Dhammamongkol.

Trong khi chờ đợi, công trình xây dựng vẫn tiến hành và rồi vào năm 1985 một bảo tháp ấn tượng cao 95 mét đã hoàn tất để an vị ngọc xá lợi quý báu này, một phiên bản hiện đại của bảo tháp Bồ Đề Đạo Tràng lừng danh trên di tích nơi khai sáng của Đấng Thích-Ca-Mâu-Ni ở Ấn Độ.

Thầy Phra Viriyang vẫn chưa hài lòng ngồi xuống để chiêm ngưỡng công trình tạo tác của chính mình. Từ khi hoàn thành mái tháp, Thầy vẫn tiếp tục gây quỹ và xây dựng thêm mười hai ngôi chùa nữa ở Thái Lan, một bệnh viện ở Chiang Mai, và lập ra vô số trung tâm chăm sóc thường xuyên trên khắp nước để cung cấp các nhà trẻ miễn phí trước mẫu giáo cho giới nghèo.
Ảnh hưởng của vị Sư trụ trì này ngày nay đã lan ra khỏi biên giới của Thái Lan, và các ngôi chùa Phật giáo đã được xây dựng theo hướng đạo của Thầy đã được xây dựng tại 5 thành phố lớn của Canada.

Tượng Phật Thích Ca bằng ngọc bích




Thầy Phra Viriyang bắt đầu liên lạc với Canada, rồi một lần nữa, với một giấc mơ cảm động. Lúc đó là vào năm 1987, lần đầu tiên Thầy mơ đến việc xây dựng một tượng Phật Thích Ca khổng lồ từ một vật liệu rắn chắc nhất, bền bỉ nhất có thể có được – ngọc bích – mặc dù các cơ may tìm được một khối đá thích hợp có kích thước đầy đủ vẫn còn xa vời, nói theo cách khiêm nhường nhất là như vậy.

Được hiểu theo đúng nghĩa thế nào là nephrite thì đây là loại ngọc bích ngày xưa được xem là có giá trị còn hơn vàng bởi người Trung Hoa, những người đã trau chuốt việc chạm khắc nó thành một hình thức nghệ thuật chủ đạo dưới triều nhà Minh. Ngày nay Canada là một trong số những nơi ít ỏi còn sót lại trên trái đất ở đó ngọc bích nephrite phẩm chất cao vẫn có thể còn được tìm thấy và đã chính nơi đây Thầy Phra Viriyang hướng sự tìm kiếm của mình vào. Thầy đã đích thân thăm viếng đất nước này nhiều lần và xúc tiến các liên hệ của mình ở đó để tiếp tục tìm kiếm một khối đá rắn chắc lớn vừa đủ để tạo tượng Phật Thích Ca của mình. Bất chấp mọi chuyên tâm chú mục của họ, chẳng tìm thấy được gì cả.

Thế rồi, vào một ngày đẹp trời tháng mười một, khi đang ngồi thiền, Thầy Phra Viriyang lại thấy một giấc mơ khác. Lần này Thầy thấy một khối ngọc bích khổng lồ. Ngay lập tức Thầy thông tin cho các bạn bè người Canada của mình đến lượt họ liên lạc với Kirk Makepeace, chủ tịch của Jade West Resources Ltd., hãng khai thác mỏ ngọc bích lớn nhất tại British Columbia. Vào cùng ngày trùng lập với giấc mơ của Thầy Phra Viriyang, một khối ngọc bích khổng lồ nặng 32 tấn đã được phát hiện đó đây gần nơi Thầy đã vẽ ra trước đó – nằm sâu 10 mét dưới lòng một con sông, và cách mỏ khai thác ngọc bích gần nhất 70 km.
 
Trong vòng một tuần lễ Thầy Phra Viriyang được đồ đệ Chaiyot Sombuntham của mình tháp tùng, khởi hành đi Canada, nơi đây họ thanh sát khối ngọc bích. Thật hoan hỉ, họ thấy nó thích hợp với mọi yêu cầu một cách lý tưởng. Âu lo về việc khởi công tạc tượng, Thầy Phra Viriyang xét đến việc vận chuyển khối đá bằng đường hàng không về Thái Lan nhưng, dĩ nhiên, do bởi kích thước và trọng lượng khổng lồ của nó nên dự định này là bất khả thi, và rồi Thầy đã phải giải quyết thêm thời gian cần thiết cho chuyến viễn dương này

Trong khi chờ đợi, vẫn còn một vấn đề là tìm ra ai đó để tạc khối đá này một khi nó về đến nơi cuối cùng nó sẽ an vị. Khi quay về Bangkok, Thầy Phra Viriyang hợp đồng với bạn của mình, Giáo sư Amnuay, một thành viên của khoa tại Silpakorn University, để giúp đỡ Thầy tìm được một điêu khắc gia có năng lực. Giáo sư Amnuay gợi ý đi Ý và tiếp cận với University of Carrara, một thành phố nổi tiếng về các điêu khắc gia đá hoa cương của nó.

Ba ngày sau, được Giáo sư Amnuay, bà Rattana, và ông Ronachai Sombuntham tháp tùng, Thầy Phra Viriyang đã có mặt ở Carrara, nhưng thật không may, đại học đã đóng cửa nghỉ lễ nên họ đã chẳng thể tìm được các điêu khắc gia đã được giới thiệu cho họ trước đó. Thế rồi, một ngày trước khi họ dự định quay lại Thái Lan, khi cả hai đang băng qua khu chợ địa phương thì hoàn toàn tình cờ họ gặp ông Troufix, một người bạn cũ, người này đưa họ đến gặp hai trong số các điêu khắc gia hàng đầu ở Carrara, Ismail Zizi và Paolo Viaggi. Ngày sau đó cả hai người này được Thầy Phra Viriyang ủy nhiệm thực hiện công trình lịch sử này.

Zizi và Viaggi cảm thấy vững tâm về kinh nghiệm điêu khắc đá hoa cương của mình vốn sẽ giúp họ thành đắc dụng, nhưng một khi công việc gay cấn này đã bắt đầu, họ nhận ra ngay rằng các thiết bị cắt xẻ mang từ Ý không đủ sức để điêu khắc khối ngọc bích. Thật tạ ơn, Xưởng Đá Hoa Cương của Hoàng Gia Thái Lan lại có khả năng cung cấp các thiết bị công suất lớn hơn, làm giảm thiểu thời gian cắt phôi từ khoảng một năm xuống chỉ còn ba ngày.

Pho tượng Phật Thích Ca uy nghiêm bằng ngọc bích được hoàn thành năm 1994 và được đặt cùng với một pho tượng Quán Thế Âm Bồ Tát cứu độ được tạc từ một phần còn lại của khối đá ngọc bích trên, trong một công trình kiến trúc được thiết kế đặc biệt tọa lạc giữa khuôn viên ngôi chùa.

Chắc chắn tượng Phật Thích Ca bằng ngọc bích ở chùa Wat Dhammamongkol là một trong những kỳ quan lớn của thế giới, thế nhưng, như Thầy Phra Viriyang nói, "Giá trị thực sự của pho tượng Phật Thích Ca chính là nhắc nhở chúng ta về lời thuyết pháp của Đấng Thế Tôn."


Nguồn: Chùa Thamamongkol
> NHỮNG NGƯỜI BẠN CHÂN TÌNH
> KHI TÔI BẢY TUỔI
> KHI TA GỬI ĐI MỘT NỤ CƯỜI
> HÔM QUA, HÔM NAY VÀ NGÀY MAI
> HAI BIỂN HỒ
> GIÚP ĐỠ
> CHUYỆN KỂ CỦA CÂY TÁO
> CHÚ CHIM SÁO XANH
> THỜI ĐIỂM ĐẸP NHẤT
> HỌC CÁCH LẮNG NGHE