Bạn có thể mua ngọc bích bất kỳ nơi đâu ở Trung Hoa. Họ bán chúng ở góc đường phố, ở trạm xa lộ, ở siêu thị, và ở các cửa hiệu kim hoàn. Một số ngọc bích chỉ có giá thấp đến một nguyên và một số khác có giá đắt đến trên 100 nguyên. Cho dù nó có mầu đen, xanh dương, xanh lục, vàng hay trắng, ngọc bích luôn rực rỡ và quyến rũ, mặc dù chúng vẫn thường là một bí ẩn đối với người ngoại quốc cũng như người Trung Hoa
Vậy thì làm thế nào để bạn mua ngọc bích mà không bị lừa? Tôi nghĩ rằng điều này có thể gây bối rối cho nên đây là một giới thiệu ngắn gọn về “vua của ngọc bích”, có nghĩa là Fěicuì.
Một ngạn ngữ Trung Hoa nói “huángjīn yǒu jià yù wújià” – người ta có thể định giá vàng, nhưng ngọc bích thì vô giá. Cho dù như vậy vẫn không có “chuẩn ngọc bích” như vàng, Fěicuì vẫn có giá của nó. Cũng giống như khi mua quần áo, bạn phải nhìn sọc vải và màu sắc để xét giá trị của nó. Chúng ta gọi màu sắc của Fěicuì là “se,” và khi ta nói về vân sọc, chúng ta nhắm đến “nước” trong Ngọc bích. Hai điều này, màu sắc và nước, xác định trực tiếp giá trị của Fěicuì.
Khi bàn về kiểu dáng của Fěicuì, chúng ta nhắm vào độ đặc và độ trong suốt hay độ sáng. Đồ trang sức được làm từ Fěicuì phải chắc đặc và sáng, cũng như phải cứng và uy nghi như vua chúa ở bề ngoài. Ngọc bích tốt thì chắc và đặc; ngọc bích xấu thì giòn và dễ rạn. “Nước” của Fěicuì nói lên độ trong suốt của nó. Nhiều nước có nghĩa là độ trong suốt cao, ngược lại ít “nước” nghĩa là độ trong suốt thấp. Trong kỹ nghệ ngọc bích, khi chúng ta nói về loại “nước” hoặc “shuǐ zhōng,” chúng ta nhắm đến cấu tạo các tinh thể khoáng trong ngọc bích vốn trong sáng tựa như các trạng thái khác nhau của nước.
Lại có một tục ngữ Trung Hoa, “nèiháng kàn zhōng, wàiháng kàn sè” – người trong cuộc thì nhìn vào thể loại, còn người ngoài cuộc chỉ ngắm màu sắc mà thôi). Khi một chuyên viên thẩm định ngọc bích, vân thớ và độ trong sáng của nước là điều trước tiên và quan yếu nhất. Chính vân thớ của ngọc bích mới xác định được thể loại và chủng loại. Còn màu sắc cải thiện thêm giá trị của Fěicuì. Cho nên đừng để bị sao lãng bởi màu sắc xinh tươi, nếu như bạn muốn bảo đảm rằng trước tiên đây là loại ngọc bích tốt.
Fěicuì không phải chỉ có mầu xanh. Các hợp chất khác nhau của chrôm và sắt tạo cho Fěicuì một dãy màu sắc từ màu xanh phong phú của ngọc lục bảo đến một màu vàng mềm mại hoặc một màu tím nhạt, đến một màu xanh dương-xanh lục mát lạnh hay đến một màu trắng nhợt và còn nhiều màu sắc hơn nữa.
Màu sắc của ngọc bích:
1. Hoàng đế (“Yàn lǜ”): Đây là ngọc Fěicuì ở cấp độ cao nhất. Đó là một màu xanh sáng đem lại sự sống, một màu xanh đồng ruộng xum xuê. Một sắc màu đậm hơn thì nó sẽ quá xanh dương, còn nhạt hơn thì nó lại quá tái. Tính trong suốt và rực rỡ của nước bóng là đặc biệt quan trọng đối với ngọc bích hoàng đế.
2. Xanh đặc (“Nóng lǜ”): Đây là một màu xanh lục và sâu đậm với một chút tổng hợp của xanh dương hoặc vàng. Tuổi của ngọc bích ảnh hưởng đến tính đặc chắc hoặc độ nén, màu xanh đặc xếp thành ba dị biệt: già, trung niên, và trẻ. Loại dạng của nước bóng hoặc có tính chất sáng trong như nước đá hoặc tính chất đục mờ như gạo nếp.
3. Xanh lục tươi (“Yáng lǜ”): Đây là màu xanh lục sáng với một chút vàng. Nó có nước bóng đẹp hoặc mờ đục tốt. Màu hoàng đế, tức là xanh lục đặc, và xanh lục tươi là lớp cao nhất của các loại Fěicuì, và chúng có giá trị giống nhau. Rất hiếm khi tình cờ gặp được một trong ba loại ngọc bích này và gần như không thể nào chiếm hữu được. Nếu tình cờ quý vị gặp được bất kỳ ngọc bích nào trên đường phố được nói là một trong ba loại này thì đây rất có thể là một thứ giả mạo.
4. Xanh hạt đậu (“dòu lǜ”): Màu xanh này có một chút gợn xanh dương và một vết vàng tạo cho nó có mầu xanh dương-xanh lục của cái bát. Trong tất cả các màu của Fěicuì thì đây là mầu phổ biến nhất.
5. Xanh táo (“nèn lǜ”): Đây là một tinh tế của xanh lục, mầu xanh của một búp cỏ non hoặc một quả táo xanh bóng. Mặc dù mầu này không có tính chất quý phái và uy nghiêm (không phải là thứ gì đó mà quý vị có thể thấy một vị hoàng đế đang mặc) nhưng nó có một tính chất dịu dàng và duyên dáng nội tại (bình dị giữa các thiếu nữ). Nó thường có nhiều nước bóng và tạo một hiệu ứng cực kỳ mềm mại và tinh tế trong cấu trúc của nó.
6. Xanh dương-xanh lục (“lán lǜ”):Ngọc bích này có một màu xanh dương mạnh mẽ với rất ít sắc vàng. Để có màu xanh dương-xanh lục này, đá phải rất già (có độ nén cao). Nó cũng phải có nhiều nước bóng. Vân thớ, hoặc mẫu tinh thể khoáng kết cấu chặt, của ngọc bích rất tinh tế. Fěicuì xanh dương-xanh lục được biết đến bởi các vòng đeo tay và vật đeo có phẩm chất rất cao.
7. Xanh dầu (“yóu qīng”): Màu xanh này hầu như là quá xanh. Trông nó rất sâu và đậm.
8. Xanh lục (“shēng lǜ”): Đây là màu xanh của sự sống, giống như một quả đào chưa chín hoặc như teng đồng. Màu xanh lục trong ngọc bích quyện quanh các màu đen và trắng như màu sơn sáng được khuấy lên. Nó có ít nước bóng hoặc khá mờ đục, và vân thớ hoặc kết cấu nội tại hơi thô rám và rạn.
9. Màu xanh của chim bói cá (‘’fěi”): Chúng ta nói rằng Cui là xanh lục còn Fei là đỏ cho tiện, ngọc bích Fei hoặc chim bói cá thường có màu đỏ và vàng. Ngọc bích chim bói cá có giá nhất khi có mầu đỏ rực, và nó cũng thường đắt nhất.
10. Tím (“chūn”): Đây là màu tím hoặc tía ôn dịu, nhạt, hoặc sáng. Bởi vì nó rất hiếm nên thậm chi nó còn đáng giá hơn cả đa chủng xanh của Fěicuì nữa.
11. Xanh lục đậm (“mò cuì”): Một màu xanh lục đậm như thế này có vẻ đen, nhưng khi được chiếu sáng bằng một ngọn đèn thi màu xanh lục lại được chiếu xuyên qua. Giá trị của loại đá này đã bắt đầu gia tăng vài năm gần đây và nó vẫn tăng đều đặn từ đó.
12. Mầu đốm vằn (“zá sè”): Màu này chỉ dấu một loại ngọc bích có một kết hợp màu sắc, tỷ như “Chun dai cai” (tía và xanh lục), “phúc, lộc, thọ” (ngũ sắc trong cùng một viên ngọc: đỏ, xanh lục, tía, vàng, trắng). Càng nhiều màu trong Fěicuì thì ngọc càng hiếm.
Kiểu dáng nước bóng:
Màu sắc cần đến một nền tốt để được phô trương thích hợp; nền của loại nước bóng được phân ra làm các chủng loại như sau:
1. Thủy tinh (“bōli”): vân thớ cũng sáng và trong như thủy tinh. Nó cũng có vẻ cứng như thủy tinh. Nếu bạn đưa một miếng Fěicuì dạng Thủy tinh lên một trang sách thì bạn có thể đọc được hàng chữ ở bên dưới.
Nước đá (“bīng”): Loại ngọc bích này trong sáng nhưng có một màn sương mịn bên trong, giống như một miếng nước đá. Nó không có độ sáng hoặc rực rỡ như ngọc bích Thủy tinh. Nếu bạn đưa một miếng ngọc bích Nước đá lên một trang sách thì bạn sẽ có thể đọc được hàng chữ ở bên dưới nhưng không được rõ để có thể phân biệt các chữ của chúng.
2. Gạo nếp (“nuò huà”): Loại này trong nhưng mờ đục, nó cho một cảm giác như bánh nếp đặc hoặc bông vải mịn bị kéo dãn ra. Loại ngọc trắng này không cấu tạo hơn 20% thành phần cấu tạo của đá.
3. Rêu trong tuyết (“bái dì qīng”): Loại ngọc bích này có phần nổi màu xanh trên bề mặt trắng giống như mây xanh lục trên một bầu trời trắng, hoặc giống như rêu xanh được rắc trên tuyết trắng như bột.
4. Huỳnh quang (“huā qīng”): Loại ngọc bích này màu dương-lục. Màu nền là xanh lục nhưng không được phân bố đều. Vân thớ hơi gồ ghề, và một số ngọc bích Huỳnh quang hoàn mờ đục trong khi một số khác lại hoàn toàn trong suốt.
5. Tinh bột ngó sen (“ǒu fěn”): Loại ngọc bích này có dạ quang nhưng thực chất là khá tối. Nó có vẻ trong suốt nhưng lại khá đục. Trông nó giống như một mớ hỗn độn tối tăm như mây mù của 80% tinh bột ngó sen đóng băng trong 20% nước.
6. Nước vo gạo (“mǐ tāng”): Loại này có nhiều tì vết; bản chất là không trong suốt. Trông nó giống như thức ăn thừa lỏng, đục trắng khi bạn cho quá nhiều nước vào gạo đang sôi để nấu thành cháo.
7. Nền trắng (“bái dǐ”): Loại này không trong suốt; nó có một loạt trông như bông vải bên trong. Màu trắng cùng với các màu khác và có nước bóng trông nghèo nàn.
8. Nền khô (“gān dǐ”): Loại này không có nước bóng và có vân thớ rất thô.
Màu sắc và nước có mối quan hệ tương tác, nếu như có cả màu sắc đẹp lẫn nước tốt thì giá trị sẽ tăng lên vô vàn hơn là nếu như chỉ có một tiêu chí tốt. Ví dụ, ngọc bích Fěicuì xanh đặc, hoàng đế, và xanh lục tươi tất cả đều đắt giá cho mỗi thứ, thế nhưng giá của chúng sẽ vọt lên hàng chục hay hàng trăm nghìn khi chúng có sắc thái đa dạng thủy tinh. Cũng vậy, nếu ngọc bích có màu đẹp nhưng lại được cấu tạo vân thớ thô thiển, hoặc có vân thớ trang nhã nhưng màu sắc nghèo nàn thì giá trị lại rất thấp. Có thứ ngọc bích Fěicuì trị giá từ hàng trăm đến hàng triệu, và cũng có ngọc bích Fěicuì với màu sắc và vân thớ nghèo nàn thậm chí giá chỉ chừng 100 nhân dân tệ.
Cùng lúc này, sự sẵn có bị hạn chế của nguyên liệu thô đồng nghĩa rằng những món hàng nhỏ ngọc bích Fěicuì lại dễ dàng bắt gặp hơn, trong khi những mặt hàng lớn lại khó thủ đắc hơn. Khi ngắm nhìn hai món hàng ngọc bích với cùng màu sắc và vân thớ thì kích cỡ sẽ ảnh hưởng lớn lao đến đến giá cả. Ngoài ra hình dáng, đường cắt, tính hoàn thiện, vùng xuất xứ, v.v. cũng sẽ ảnh hưởng đến giá trị của ngọc bích.
Thật hay giả đây? _ Loại ABC của Fěicuì
Giờ đây mỗi người lại có ý tưởng tỷ như làm thế nào để nhận biết và xét đoán giá trị của Fěicuì. Chúng ta hãy gạt qua một bên các tranh luận về ngọc bích rẻ so với ngọc bích đắt và chuyển sang một vấn đề đáng sợ hơn của ngọc bích Fěicuì. Thật vậy, khi một người dùng từ ngữ “ngọc bích giả” thì anh ta đang tự xếp mình vào hàng ngũ nghiệp dư. Ngọc bích không phân biệt thật giả; người ta phân biệt chúng theo hạng A, B, C hoặc B+C.
Hạng A: là loại ngọc bích Fěicuì thiên nhiên hoàn toàn 100% không được xử lý và làm biến đổi. Ngọc bích thiên nhiên vốn đã chỉ được đánh bóng trong sáp ong và trải qua một quy trình xử lý nhiệt được xem là ngọc bích hạng A.
Hạng B: trải qua một quy trình tẩy trắng để làm sạch tính chất tinh khiết bên trong và màu sắc nội tại. Tuy nhiên, quy trình này lại phá hủy cấu trúc bên trong của ngọc bích Fěicuì, để lại các lỗ nhỏ mà trước đây các tì vết hiện hữu. Những lỗ này sẽ được lấp đầy bằng một loại hợp chất cao phân tử và rồi được phết sơn màu lên. Việc này hiệu chỉnh mọi vấn đề và để lại một thành phẩm trong vắt được biết đến như ngọc bích hạng B.
Hạng C: lấy một phiến đá đã được cắt và thêm màu bằng cách ngâm-nhuộm màu phiến đá này. Ngọc bích Fěicuì bị thay đổi màu sắc này được biết đến như hạng C.
Hạng B+C: Sau khi ngọc bích Fěicuì đã trải qua một quy trình tẩy sạch bằng acid và kiềm, chúng được sấy khô và nhuộm màu. Loại này có tên là hạng B+C.
Ngọc bích Fěicuì B, C và B+C có vẻ sáng hơn, trong hơn và có một màu sắc phong phú giống như Ngọc bích Fěicuì thượng hạng, nhưng chúng không còn là một loại đá thiên nhiên chính thống, chúng không có khả năng duy trì hay tăng giá trị. Nếu như bạn tiêu hàng trăm, hàng nghìn hay hàng trăm nghìn vào một món hàng ngọc bích hạng B, C hoặc B+C thì đơn giản bạn chỉ tiêu phí tiền bởi vì thậm chí nó chẳng đáng giá đến 100 nhân dân tệ. Ngoài ra ngọc bích hạng B, C hoặc B+C đều không bền; sau một thời gian polymer và cấu trúc bên trong ngọc bích sẽ đổ vỡ, màu phai đi, và rồi nó nứt nẻ và dễ vỡ.
Còn bây giờ hãy để tôi nói với bạn về các cách phân biệt ngọc bích hạng A với hạng B, hạng C và hạng B+C.
Phẩm chất nước ngọc của hạng B hơi đục hay mờ một chút, trông hơi giống như gelatin[5]. Nếu bạn sử dụng một kính phóng đại xem xét vân thớ thì bạn sẽ thấy những phiến liên tục rõ ràng của những sợi nhỏ bị bỏ lại sau sự ăn mòn của acid. Ngọc hạng B có cảm giácnhẹ trong tay bạn. Nếu bạn gõ vào một chiếc vòng đeo tay hạng B, nó sẽ vang lên một tiếng kêu đục nặng.
Ngọc bích Fěicuì hạng A có màu sắc dứt khoát khác biệt và tách biệt nằm trong khối ngọc, cho dù có một số thay đổi dần dần trong màu sắc, các biến đổi về màu sắc này chẳng bao giờ tỏ ra nhếch nhác hay lờ mờ. Trong Ngọc bích Fěicuì hạng C, người ta làm thay đổi dòng màu sắc dọc theo các lỗ bị để lại do những tỳ vết bị tẩy đi và để lại những kiểu gân sợi dễ thấy.
Một phương pháp phân biệt đơn giản khác là bỏ ra một ít nhân dân tệ để mua một chiếc đèn rọi tiền. Hãy rọi tia sáng mảnh cực tím của đèn rọi lên Ngọc bích Fěicuì, nếu bạn thấy lớp sáng của huỳnh quang thì ngang nhiên đây là hạng B hoặc C, còn hạng A không thay đổi dưới ánh sáng cực tím.
Chúng ta nói rằng có “ba mươi hai (loại) nước”, “bảy mươi hai (loại) hạt đậu”, “một trăm lẻ tám (loại) màu xanh dương” có nghĩa rằng có nhiều loại Ngọc bích Fěicuì phân biệt khác nhau. Với quá nhiều tính đa dạng Ngọc bích Fěicuì như vậy thì chẳng có cách nào làm cho mọi người biết mọi thứ cần phải biết về Ngọc bích Fěicuì. Về phần tôi, tôi chỉ hiểu một chút ít, sau một khóa học một vài năm về kinh nghiệm và nghiên cứu, tôi đã đạt được hiểu biết đôi điều về Ngọc bích Fěicuì. Tôi hy vọng rằng điều này đã giúp được mọi người cảm thấy tự tin hơn một chút khi mua ngọc bích.
Chú thích: Chồng tôi bán ngọc bích. Ông ấy viết lời dẫn nhập về Ngọc bích Fěicuì còn tôi chỉ đơn thuần dịch nó qua tiếng Anh. Xin thứ lỗi nếu như một đôi chỗ nghe thấy vụng về, bởi vì có đôi điều thực sự rất khó dịch.
Nguồn: Fred Ward