Năm 2005 tôi có dịp du lịch sang Trung Quốc. Ngày đầu tiên chúng tôi đi chơi ở Bắc Kinh. Sáng sớm khởi hành tôi thấy trước khách sạn một cặp lân bằng đá rất to ngay cửa chính. Tôi nghĩ bụng rằng lân là một trong bộ tứ linh: Long, Lân, Quy, Phụng, vốn là con vật rất quen thuộc đối với người Trung Hoa nên sự hiện diện của nó ở chỗ này cũng là chuyện bình thường. Chúng tôi ăn sáng tại một nhà hàng mà ngay cửa vào chính lại cũng sừng sững một cặp lân như vậy. Rồi xe bus chở chúng tôi qua những khu phố sầm uất, và tôi chú ý trước cửa các ngân hàng hầu như đều có một cặp lân như vậy, có điều hình như những con lân đặt trước các ngân hàng thường đồ sộ hơn. Buổi trưa xe bus chở chúng tôi đến một nhà hàng khác. Tôi chú ý quan sát và đúng như dự đoán, ngoài giàn đèn lồng đỏ chói trên các cửa sổ thì ngay cửa chính cũng lại gặp một cặp lân nữa.
Tôi nhất định đem thắc mắc này ra hỏi chị Ngọc _ hướng dẫn viên du lịch, một phụ nữ đứng tuổi người Trung hoa, dĩ nhiên, rất điềm đạm, nói tiếng Việt giọng Bắc vô cùng chuẩn vì theo như chị tự giới thiệu, ngày xưa chị làm việc trong ngành ngoại giao tại Hà Nội một thời gian rất lâu _ rằng tại sao lân lại hiện diện khắp nơi như vậy. Chị Ngọc giải thích với chúng tôi rằng đây là con tỳ hươu chứ không phải con lân. Con vật này tượng trưng cho thần tài hay thần giữ của gì gì đó, vì nó có “biệt tài” chỉ ăn toàn vàng bạc, ngọc ngà châu báu; có điều ăn thì có nhưng đại tiện thì không, vì nó không hề có hậu môn (!!!). Hóa ra sinh lý của con vật này hàm ý rằng tiền thu vào thì có nhưng chi ra thì nhất định không. Người Trung Hoa rất tin vào vị thần tài này nên mọi nơi, nhất là những nơi kinh doanh buôn bán đều có sự hiện diện của nó. Bất chợt tôi nghĩ đến câu chúc đầu năm quen thuộc ở quê nhà chúng ta: “Tiền vô như nước sông Đà, tiền ra nhỏ giọt như cà-phê phin’’. Ái chà, tác giả của câu chúc này xem ra chỉ đáng làm đệ tử út của người Trung Hoa vì rằng, với con tỳ hươu thì một giọt nó cũng không chịu bài tiết cho ra!
Sau khi thăm Tử Cấm Thành, xe bus đưa chúng tôi đi ăn chiều. Băng qua thành phố, bất ngờ chị Ngọc chỉ cho chúng tôi thấy một dinh thự đồ sộ xa xa và bảo đó là nhà của Hòa Thân. Tôi cứ ngỡ mình nghe lầm vì tưởng rằng Hòa Thân là một nhân vật hư cấu trong phim “Tể tướng Lưng gù”, ai ngờ nhân vật này là có thật trong lịch sử Trung Hoa. Chị Ngọc cũng giải thích thêm rằng trong dinh của Hòa Thân ngày xưa có một con Tỳ Hươu rất lớn bằng ngọc quý, giúp cho nhân vật này tích tụ được của cải, giàu hơn cả triều đình vua Càn Long. Phải chăng đây cũng là một chứng cứ củng cố thêm lòng tin của người Trung Hoa dành cho con vật kỳ dị này.
Sau đó chúng tôi đi thăm Thượng Hải, Hàng Châu, Tô Châu … Nơi nào đặt chân đến chúng tôi đều thấy tỳ hươu. Đúng là xứ sở tỳ hươu. Để “ăn theo” thần giữ của, chúng tôi mỗi người trong đoàn tự sắm cho mình rất nhiều tỳ hươu to nhỏ đủ loại, đủ kiểu, màu sắc lung linh còn giá cả thì rất phải chăng! Thần tài rẻ như bèo! Nhưng khi hỏi người bán làm bằng chất liệu gì thì đều được trả lời rằng bằng “đá quý” (?). Thây kệ, tiền nào của nấy, “ngọc lành ai nỡ bán rao,” chỉ tiếc công xách tay nặng muốn chết, vì nặng như đá mà.
Sau này có cơ duyên tiếp cận và tìm hiểu về ngọc bích (jade), tôi mới phát hiện một điều thú vị là nhìn trên bản đồ mỏ ngọc bích thế giới thì ở Trung Hoa không hề có một mỏ nào, chỉ trừ một mỏ ở Tân Cương nhưng trữ lượng nhỏ nhoi và đã cạn kiệt từ lâu. Thế nhưng nói đến ngọc bích là phải nói đến Trung Hoa, vì nghệ thuật chế tác ngọc bích gắn liền với lịch sử nước này suốt từ 5000 năm. Qua chiết tự ta thấy rằng chữ ngọc (玉) là kết hợp của chữ vương (王)kèm theo một dấu chấm (.). Phải chăng ngọc quý hiếm như vậy nên chỉ có vua chúa mới được quyền sử dụng, còn thần dân dù giàu sang cách mấy cũng không được đeo hay trưng bày ngọc công khai, nếu không muốn mang tội phạm thượng.
Người Trung Hoa cũng tin rằng linh vật tỳ hươu phải tạc bằng ngọc thì mới hiệu nghiệm, linh ứng, bởi vì thực phẩm của nó là ngọc ngà châu báu mà! Vì vậy quan quyền vương tôn hay giới giàu có ngày xưa cũng lén lút tạc tượng tỳ hươu cho riêng mình, có điều khôn hồn thì cất cho kín, nếu không thì một ngày đẹp trời nào đó …
Tỳ hươu thì đầy dẫy, nhưng muốn có một con tỳ hươu thực sự linh ứng thì không quan trọng phải to nhỏ nhưng nhất thiết phải làm bằng ngọc thật 100% thiên nhiên, không xử lý và tẩy xóa bằng hóa chất, không nhuộm màu nhân tạo. Vâng, quý khách có thể tìm thấy một chú tỳ hươu xinh xắn bằng ngọc bích Nephrite – Polar Jade, Canada, với màu xanh rực rỡ, tuyệt đẹp để vừa đeo như một món hàng trang sức cũng vừa chắn ngay túi tiền của mình để ngăn không cho nó chảy ra …:
Cửa hàng Ngọc Bích – Nephrite,
359 Nguyễn Thiện Thuật, Phường 1, Quận 3, TP. HCM,
B10 Trường Sơn, Cư Xá Bắc Hải, Phường 15, Quận 10, TP. HCM
là nơi độc quyền phân phối sản phẩm Polar JadeTM của Jade West tại Việt Nam.