Ngọc bích, ngọc thiên nhiên  
Giỏ hàng: 0 Sản phẩm
ngọc bích, ngọc thiên nhiên Trang chủ ngọc bích, ngọc thiên nhiên Giới thiệu ngọc bích, ngọc thiên nhiên Tạo tài khoản ngọc bích, ngọc thiên nhiên Đăng nhập ngọc bích, ngọc thiên nhiên Liên hệ ngọc bích, ngọc thiên nhiên Thư giãn
Danh mục sản phẩm
Sản phẩm mới
Dây chuyền vàng hạt Ngọc Bích Nephrite
Ngọc bích
ngọc bích, ngọc thiên nhiên
Tin tức - Sự kiện
Ngọc bích
ngọc bích, ngọc thiên nhiên
Thông tin thêm
ngọc bích
ngọc bích, ngọc thiên nhiên
Phong cách mới
Ngọc thiên nhiên
ngọc bích, ngọc thiên nhiên
Thư giãn 
Ngọc thiên nhiên
ngọc bích, ngọc thiên nhiên
Các biểu tượng khác  
Các biểu tượng khác
Các nghệ nhân thường không chỉ lấy cảm hứng từ thần thoại Maori mà còn từ nhiều nền văn hóa khác. Họ cũng minh họa lòng kính trọng sâu xa đối với thế giới thiên nhiên và thần linh ở đây. Bằng các biểu như Bound Toki, Mere, và Hei Tiki.

1) Bound Toki: hay Bound Poumanu Toki hay còn gọi là rìu (Adze) trước đây là một dụng cụ được người Maori sử dụng, mang biểu tượng của sức mạnh, lòng can đảm đối với đối phương.



2) Đối với người Anh và Mỹ thì cái chùy (chày) là biểu tượng của quyền lực và quyền hành. Còn đối với người Maori ở New Zealand, hậu duệ của người Polynesia, thì chiếc vồ ngắn mà họ gọi là mere (phát âm là /’mi:ri:/), được chạm khắc từ gỗ cứng hoặc từ ngọc bích nephrite địa phương được sử dụng để thực hiện mục đích này. Mere thoạt đầu được sử dụng trong trong chiến tranh như vũ khí truyền thống cầm tay có hai cạnh gần như dẹt và một đầu tròn được vạt bén để đâm, thọc hơn là để chém như hình dạng giống như lưỡi rìu của nó. Thường được chạm khắc từ nhiều loại ngọc bích nephrite khác nhau ở New Zealand gọi là inanga, một chiếc mere được đeo quanh cổ tay qua một sợi dây bện xỏ qua một cái lỗ khoan. Đây là biểu tượng của lãnh đạo và được truyền lại cho con cháu như vật gia truyền. Một mere pounamu là một chiếc vồ được làm bằng ngọc bích.



3) Hei-Tiki (phát âm là /hai’ki:ti:/) là vật đeo trang sức của người Maori, có nghĩa là “mặt đeo dây chuyền có hình tượng người.” Hei-Tiki thường được làm bằng ngọc bích và được đeo quanh cổ. Hei-Tiki cũng được gọi ngắn gọn là Tiki, một từ ngữ ngày nay chỉ các hình tượng người khổ lớn được chạm khắc trên gỗ hoặc các hình chạm khắc bằng gỗ được dùng để đánh dấu những nơi thiêng liêng. Các phiên bản du lịch thường làm bằng ngọc bích được tìm thấy khắp nơi ở New Zealand. Một biên niên sử về tượng hei-tiki, nổi tiếng nhất trong số các đồ trang trí của người Maori, đã giải thích nhiều về lịch sử ngọc bích mới đây của người Maori. Hoàn toàn có khả năng là nguồn gốc bằng gỗ hoặc xương của người Polynesia. Họ mô tả một hình tượng có cái đầu to, đàn ông hoặc đàn bà, ngồi chồm hổm gót chân chụm vào nhau còn tay để trên đùi. Cái đầu nghẹo qua một bên có kích thước bằng nửa chiều cao của hình tượng. Người Maori trau chuốt hình tượng rồi định tính hình thù và kiểu dáng cuối cùng của nó bằng ngọc bích
Một thuyết về gốc gác gợi ra mối tương quan với Tiki, con người đầu tiên trong truyền thuyết Maori. Theo Hotario Gordon Gobley, quân nhân và nghệ nhân sưu tập đầu người mặt xăm của người Maori và sưu tập đồ cổ người Anh, tác giả “A History of the Maori Tiki”, có hai ý nghĩa đằng sau tính biểu tượng của Kiti, hoặc là hình tượng tưởng nhớ đến tổ tiên, hoặc là biểu tượng của nữ thần của trẻ thơ, Hineteiwaiwa. Cách phân tích hợp lý đằng sau ý nghĩa thứ nhất là chúng thường được chôn chung với người giữ chúng (kaitiaki) đã chết và sẽ được lấy lại, được đặt vào nơi đặc biệt và lấy ra vào những lúc có tang chế (tangihanga) hay các hoạt động có liên quan. Vì có liên quan đến Hineteiwaiwa (nữ thần của trẻ thơ) nên Tiki thường được gia đình của người chồng trao cho người vợ khi người này gặp rắc rối trong việc thai nghén. Theo Hotario Gordon Gobley thì có tính tương đồng giữa Tiki với tượng Phật Thích Ca, thường được làm bằng ngọc bích. Ông cho rằng người Maori rất có thể đã mất hẳn kí ức về nguồn gốc các tượng Phật. Cho nên điều này thường gợi ý về nguồn gốc cổ xưa về Phật giáo của chủng tộc, có thể là Sri Lanka.

Nhưng hình như người Maori trước đó đã chạm khắc tương đối ít hei-tiki khi Thuyền trưởng Cook đến nơi. Giống như những du khách ngày nay, thủy thủ đoàn mê mệt với các đồ lưu niệm, cho nên người Maori thuận ý bằng cách làm rất nhiều để trao đổi buôn bán với các đồ vật bằng kim loại của người Anh, Pháp, và Hoa Kỳ, những thứ mà, theo lời Russel Beck, “Họ bắt đầu chế tác lại rìu bằng ngọc bích của họ thành các hình tượng mà vẫn không đáp ứng đủ được yêu cầu.” Vào giữa thế kỷ 19 nhiều thợ chạm khắc ngọc Châu Âu ở Dunedin, ở bờ biển phía đông của Đảo Nam (South Island), bước vào việc chế tác các bản sao hei-tiki, các loại mặt đeo khác, và mere. Họ bán mão cả đồ chạm khắc không thuộc Maori của chính họ cho người Maori trên Đảo Bắc (North Island) để bán lại. Sau đó người Maori đã bán một số cho người Anh-New Zealand và những người khác thì bán cho các tay thương buôn nước ngoài. Như các bạn vẫn kỳ vọng, các viện bảo tàng khác nhau trên thế giới hiện nay trưng bày các mẫu vật như nghệ thuật nguồn gốc của người Maori.

Trước cuối thế kỷ 19 người Maori bản địa mê mẩn chạy theo văn hóa Anh đến độ họ không còn chạm khắc ngọc bích theo phong cách truyền thống nhưng họ lại, mỉa mai thay, đã tạo ra một mức cầu khắp thế giới cho một món lưu niệm từ New Zealand mà mỗi khách du lịch tỏ ra muốn có. Một bán cầu xa lắc với thành phố hàng đầu về chạm khắc đá của thế giới, Idar-Oberstein của Đức, đã lấp khoảng trống. Trong khoảng từ năm 1896 đến 1914, bốn gia đình ở Idar đã bán được hơn một triệu hei-tiki được chạm khắc ở Đức, nhiều xa hơn tất cả người Maori đã từng làm suốt một nghìn năm lịch sử của họ. Hubert Dalheimer, người mà ông nội của mình đã nhập cảng đủ nephrite của New Zealand trước Thế chiến Thứ nhất để kéo dài tới thập niên 1930, nói với tôi rằng bố ông đã quan sát rằng, “Chúng ta chẳng bao giờ biết được tất cả các hình tượng này đã đi đâu, và rồi chúng ta bắt đầu thấy tác phẩm của chính mình trưng bày trong các viện bảo tàng Châu Âu như ‘hei tiki của Maori.’”



                

4) Một hình tượng độc đáo khác liên quan đến văn hóa của các dân tộc sống ở cực bắc Canada mà chúng ta không thể không nhắc tới, đó là Inukshuk.

Trước hết cần hiểu Inukshuk là gì. Những hình tượng bí ẩn bằng đá tảng được biết đến như Inukshuk được tìm thấy khắp nơi trên thế giới thời xa xưa, nhưng chỉ còn một số ít còn tồn tại ở vùng địa Bắc cực, có nghĩa là “thấp thoáng nhân ảnh” theo ngôn ngữ của người Inuit. Đây là những tượng đài được người Inuit dựng bằng đá thô với nhiều hình dạng khác nhau và mục đích khác nhau, để liên lạc và sinh tồn, để chỉ hướng đi cho người đi đường, cảnh báo nguy hiểm tiềm tàng, đánh dấu một địa điểm tôn nghiêm hay tượng đài của một nhân vật được yêu mến, hoặc hành xử như người hổ trợ trong việc săn tuần lộc (caribou). Theo nghĩa truyền thống của Inukshuk là “Ai đó đã từng ở nơi này”, hoặc “Bạn đang đi đúng đường.” Một Inukshuk có thể là một tảng đá đơn độc, lớn hay nhỏ hay nhiều tảng đá tròn hay dẹp xếp chồng cân bằng lên nhau. Truyền thống của người Inuit cấm phá hủy các Inukshuk.

Sự xếp đặt các tảng đá cũng nói lên mục đích của người làm dấu. Hướng của cánh tay hay chân của Inukshuk có thể chỉ hướng của một con kênh mở ra để giao thông được, hay một thung lũng dẫn đường đi băng qua núi non. Một Inukshuk không có tay, hay gắn trên đầu gạc hươu nai là chỉ dấu nơi cất giấu thực phẩm để sống qua mùa đông.

Một Inukshuk có hình dạng người được gọi là inunnguaq. Kiểu cơ cấu này tạo nền tảng cho logo của Thế vận hội Mùa đông 2010 được thiết kế bởi nghệ nhân Elena Rivera MacGregor ở Vancouver. Người ta nhìn nhận rộng rãi rằng thiết kế này chính là Inukshuk đứng ở Vịnh English Bay ở Vancouver do nghệ nhân Alvin Kanak ở Rankin Inlet, Northwest Territories, sáng tác. Hữu nghị và hân hoan chào đón thế giới là ý nghĩa của cả Vịnh English Bay lẫn biểu tượng của Thế vận hội Mùa đông 2010.






5) Những chiếc đĩa hình chữ pi có thể trơn phẳng, dẹt, không được trang trí hoặc đầy những hình tròn nổi lên, hình xoắn ốc, hoặc các hình dạng khác. Lý tưởng nhất là lỗ tròn nằm ở giữa có đường kính bằng một phần năm đường kính của cả đĩa. Chữ pi, như biểu tượng của trời, là đầy đủ ý nghĩa nhất so với tất cả hình thái làm bằng ngọc bích. Biểu tượng này trông giống như chiếc bánh rán ở Hoa Kỳ nên cũng được gọi quen thuộc là Donut hay doughnut (bánh rán)







 
Nguồn: Jade West